Trang chủ TRANG VIẾT TUỔI HỒNG

NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
14:35 | 19/08/2022

Trong một ngày đầu hè, cả nhà tôi không chỉ chịu đụng cái nóng bức, mà còn phải cùng nhau trải qua một câu chuyện không vui. Lúc ấy, đang giờ ăn trưa, thì tiếng chuông điện thoại của mẹ rung. Mẹ bật loa cho cả nhà cùng nghe: “BỘ Y TẾ ĐỀ NGHỊ MỌI NGƯỜI DẤN KHÔNG RA KHỎI NHÀ KHI THẬT CÂN THIẾT... ” và tiếng của một người đàn ông rất lạ vang lên từ phía đầu dây bên kia với giọng nói run run và ngắt quãng:

- A lô... Alo... Có phải chị... chị là chủ quán ăn sáng Hay - Nhã không?

- Vâng tôi đây, Ông là ai và gọi cho tôi cỏ việc gì?

- Tôi... tôi là người đã ăn sáng ở nhà chị hôm mùng 3/5, tôi... tôi... thông báo với anh chị là... tôi đã bị nhiễm Covid-19... Anh chị kiểm tra xem sao nhé... có khi chúng ta phải bị đi cách ly đấy...!

Từ cuộc điện thoại, tôi nhận thấy người đàn ông lạ kia đang có vẻ hoang mang, lo lắng. Nghe điện thoại xong, mẹ tôi hốt hoảng, sắc mặt nhợt đi, đôi mắt thất thần như người mất hồn, mẹ ngồi sụp xuống giường, thẫn thờ một lúc lâu, mẹ chưa tin đó là sự thật hay chưa thế chấp nhận sự thật:

- Mình ơi, các con ơi, liệu có phải người ta gọi nhầm máy không nhỉ? Nếu đó là sự thật thì sao? Vợ chồng mình sẽ phải đi cách ly, các con phải tự cách ly tại nhà không có ai giúp đỡ liệu sẽ ra sao? Minh Tuyết mới có 3 tuổi không có người chăm sóc sẽ thế nào đây? Không bán hàng nữa thì lấy tiền đâu mà chi tiêu? Mà không may mình bị nhiễm Covid-19 thì... thì... Ôi... không... không thể thế được...! Mẹ không muốn đi cách ly, không muốn xa các con đâu... 

Vừa nói, nước mắt mẹ vừa chảy ròng ròng trên hai gò má lấm tấm tàn nhang làm cho hai em tôi cũng khóc theo. Hiện nay, trên thế giới đã có gần 180 triệu người nhiễm bệnh và khoảng 3,5 triệu người tử vong - những con số không hề nhỏ cho thấy đây là loại dịch bệnh vô cùng đáng sợ! Ở nước ta tuy số người mắc phải và tử vong vì nó khá ít so với nhiều nước trong khu vực nhưng không thể chủ quan, nhất là làn sóng dịch lần 4 này đang tràn về Bắc Ninh quê tôi như một con bão bệnh. Số người nhiễm tăng nhanh, số người thuộc diện nghi nhiễm tức các hạng F ngày càng nhiều, dịch đã lây lan cả 8 huyện, thị xã của tỉnh. Gia Bình quê hương tôi cũng có thể trở thành ổ dịch lớn nếu chúng tôi lơ là. Do đó, nhất thời mẹ tôi hoảng loạn, lo sợ cũng là điều rất bình thường. Tôi đang định lấy hết can đảm động viên mẹ thì bố tôi, người đàn ông trụ cột trong gia đình đĩnh đạc lên tiếng trấn an tinh thần cho cả nhà:

- Mình và các con đừng lo lắng quá, chắc chắn chúng ta sẽ không nhiễm bệnh đâu, chỉ là nhóm có nguy cơ cao thôi, hơn nữa trong quá trình tiếp xúc với khách hàng mình đều đeo khẩu trang mà!

- Nhưng nếu mình phải đi cách ly thì ìàm thế nào, các con phải làm sao? - Mẹ tôi nghèn nghẹn.

Nếu phải đi cách ly thì ta nên hợp tác với nhà nước để phòng chống dịch bệnh cho người thân và cộng đồng. Bây giờ, tôi sẽ đến nhà bác trưởng thôn để khai báo y tế. Bình tĩnh lại, mẹ con tôi đã cảm thấy ổn hơn một chút. Không lâu sau, lại một cuộc điện thoại nữa gọi đến từ UBND xã, Ban phòng chống dịch của xã thông báo việc bố mẹ tôi có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 trở thành F1 nên chuẩn bị đi cách ly ngay. Dứt cuộc điện thoại, mẹ tôi khẩn trương sắp xếp quần áo, đồ dùng cho việc đi cách ly với một tâm thế chủ động hơn. Sau đó, mẹ quay ra chuẩn bị thực phẩm dự trữ cho anh em tôi ở nhà trong mấy ngày tiếp theo, vừa sắp đồ, mẹ vừa dặn dò tôi:

- Ở nhà con phải thay bố mẹ trông nom nhà cửa, chăm sóc các em, nhất là em Tuyết còn quá nhỏ lại chưa xa mẹ bao giờ, chắc chắn là em sẽ khóc vì nhớ mẹ, con cố gắng dỗ em. Thời gian này, cả nhà mình chỉ trông chờ vào con thôi. Mẹ biết đây sẽ là những ngày khó khăn nhưng mẹ tin con sẽ làm được, con trai à!  

- Mẹ vừa nói vừa xoa đầu động viên tôi, mẹ cố kìm nén nhưng nước mắt cứ trực trào ra ở hai khóe mắt. Nghe mẹ dặn, tôi lấy lại tự tin và trả lời mẹ một cách dõng dạc:

- Bố mẹ cứ yên tâm, con là con trai lớn, con sẽ thay bố mẹ làm mọi việc và chăm sóc các em! Bố mẹ vào trong khu cách ly nhớ giữ sức khỏe nhé! Mẹ nhìn tôi trìu mến. Nhìn biểu cảm trên gương mặt mẹ, tôi biết mẹ thương anh em tôi nhiều biết nhưòng nào! Một lát sau, chiếc ô tô 7 chỗ đỗ xịch ngay trước cổng nhà tôi. Chú lái xe lớn tiếng gọi bố mẹ tôi lên xe. Vậy là... 21 ngày xa nhà... xa các con thật rồi... Mẹ nhớ nhà... Mẹ nhớ các con lắm!

- Mẹ ôm 3 anh em tôi thật chặt như thể một người mẹ chưa từng phải xa các con một phút, một giây nào. Mẹ lên xe, Tuyết vừa khóc vừa chạy theo mẹ... Có lẽ, mẹ thương anh em tôi, thương em Tuyết nhiều lắm!

Sau khi bố mẹ tôi đi cách ly, việc đầu tiên là tôi phân công nhiệm vụ cho Xuân Anh, nó nhỏ hơn tôi 4 tuổi, em ấy sẽ phụ trách việc rửa bát và quét nhà. Còn tôi sẽ đảm đương mọi việc của một người trưởng thành mặc dù tôi mới là chàng trai 14 tuổi. Trong thời gian này, anh em tôi vẫn tiếp tục học online vào buổi sáng để hoàn thành chương trình, việc này, chúng tôi đã quen từ những lần dịch trước. Ngoài việc học thì anh em tôi bảo ban nhau làm việc nhà, xem phim, đọc truyện... Đây là lần đầu tiên chúng tôi xa bố mẹ trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là cả nhà tôi đều phải cách ly, vì vậy, tôi phải tự lực cánh sinh chứ không thể nhờ vả cô dì, chú bác được. Có lẽ đây là cơ hội để tôi rèn luyện và thử thách mình chăng? 

Bắt đầu từ buổi chiều hôm đó, tôi phải làm đủ mọi việc từ trông nom, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn đến việc chăm em. Buổi tối, căn nhà trở nên lặng lẽ, trống trải vì vắng bố mẹ, bữa cơm cũng vậy, ai cũng mang bộ mặt buồn thiu, ai cũng ăn ít hon mọi ngày nhất là em Tuyết, từ lúc chiều mẹ đi, em buồn lắm, thỉnh thoảng lại khóc đòi mẹ, dỗ mãi em mới ăn được một ít com. Tôi thầm nghĩ, chăm em bé sao mà lại khó thế từ việc ăn uống, chơi đùa, ngủ nghỉ đều phải dỗ dành. Đúng thật: “Làm anh khó đẩy, phải đâu chuyện đùa... ”. Hàng ngày vào mỗi buổi tối, mẹ tôi đều gọi điện về nghe tôi tường thuật lại mọi việc trong nhà, mẹ nói chuyện với em Tuyết rất lâu để em bớt nhớ mẹ. Mẹ cũng kể về việc cách ly tại trường THCS Lê Văn Thịnh, mẹ ở chung phòng với hai cô: một cô là giáo viên, một cô bán hàng tạp hóa, các cô rất hòa đồng. Đặc biệt, các y bác sỹ chăm sóc rất tận tình từ việc phục vụ cơm ăn ngày 3 bữa theo suất tươi ngon đến việc đo thân nhiệt 2 lần trên ngày, rồi lấy mẫu xét nghiệm 4 lần, nếu 4 lần âm tính thì sẽ được hết hạn cách ly. Tôi thầm cầu chúc cho bố mẹ tôi và các cô chú trong khu cách ly được bình an và may mắn, mong 21 ngày qua nhanh để bố mẹ được về nhà. Dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của ngưòi dân quê tôi. Đã có nhiều người thuộc các nhóm F phải đi cách ly hoặc cách ly tại nhà, công việc làm ăn, kiếm sống cũng vì thế mà khó khăn hơn. Tuy vậy, không vì điều kiện kinh tế khó khăn mà mọi người bất chấp, lơ là hay chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh. Ở các thôn xóm, người dân đều hợp tác, ủng hộ Ban phòng chống dịch của địa phương với phương châm “chống dịch như chống giặc”, nhà nhà thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, phong trào thiện nguyện cũng vì thế mà được lan tỏa rộng rãi. Nhiều cô, chú xung phong vào Ban phòng chống dịch của địa phương, nhiều nhà hảo tâm ủng hộ của cải vật chất để phòng dịch như cô Thơ, cô Tín, cô Hải... Các cô đã mang quà cứu trợ đến tận cổng cho anh em tôi và nhiều gia đình khó khăn khác: nào là gạo, mì tôm, rau, trứng... rồi còn cả những lời động viên: “Cố lên Xuân Khanh, ngoan lắm, chúng ta sẽ sớm chiến thắng dịch bệnh...!” Bà con cô bác, chòm xóm cũng hay hỏi han, giúp đỡ, tình làng nghĩa xóm khiến tôi thực sự xúc động và ấm lòng! Hai mươi mốt ngày cách ly ở nhà, hai mươi mốt ngày tập làm người lớn, hai mươi mốt ngày xa vòng tay bố mẹ, đối với tôi, quả thật là những ngày không thế nào quên. Tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác là phải làm người anh trưởng thành, làm người mẹ thứ 2 của các em tôi, nhất là với em Minh Tuyết. Làm sao tôi có thể quên được, vào cái ngày thứ 7 bố mẹ tôi đi cách ly cũng là ngày mà em Tuyết bị sốt cao. Em sốt từ chiều, người em nóng ran, mệt lả, cả ngày em chẳng chịu ăn uống gì, dỗ em thế nào em cũng cứ khóc, đòi mẹ. Tôi gọi điện nhờ mẹ trợ giúp, mẹ hướng dẫn tôi đo thân nhiệt, sau đó cho em uống thuốc hạ sốt. Tôi lấy khăn thấm nước ấm lau khắp người em nhất là lau ở hai hõm nách, rồi đắp khăn lên trán. Nhưng cơn sốt cứ kéo dài mãi đến tận gần nửa đêm vẫn chưa dứt, sờ chân tay em lạnh toát, môi em khô rộp và má em ửng đỏ lên, em cứ mê man, li bì. Thấy thế, tôi hoảng lắm, chỉ biết cho em uống thêm thuốc hạ sốt, rồi liên tục thay khăn mát đắp lên trán. Một tiếng, hai tiếng... mà sao con sốt vẫn chưa hạ. Ôi, làm thế nào bây giờ? Nếu cứ để em sốt cao thì sẽ nguy hiểm cần phải đưa em đi đến trạm xá ngay. Tôi chẳng suy nghĩ được gì, cũng chẳng kịp gọi điện cho mẹ. Tôi xốc em lên lưng, cõng em chạy một mạch xuống trạm y tế. Cũng may lúc này trạm còn sáng đèn, vừa thở tôi vừa gọi lớn:

- Bác... Bác sĩ ơi, cứu... cứu em cháu với, em cháu... 

Nghe tiếng kêu thất thanh, đứt quãng của tôi, cô y sĩ trực nhanh chóng chạy ra cửa đỡ em tôi, bế vào phòng cấp cứu. Tôi ngồi sụp xuống nền nhà, tựa người vào cửa thở chẳng ra hơi trong lòng dâng lên nỗi sợ hãi:

- Em... em cháu sẽ không sao đâu phải không bác sĩ? Cả đêm hôm đó, tôi và cô y sĩ cùng thức chăm sóc em. Tôi không biết cô đã làm những gì nhưng một lúc sau em tôi đã hạ sốt:

- Cảm... cảm ơn cô, cô đã cứu em cháu.  Nếu như không có cô thì em Tuyết không biết giờ ra sao...? 

Các cụ có câu: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Thật vậy, có chăm em ốm, tôi mới thực sự hiểu được sự vất vả của mẹ tôi, người đã thức bao nhiêu đêm, khuôn mặt hao gầy ấy đã hằn lên bao vết chân chim, đôi mắt ấy đã mờ đi mấy phần, mái tóc ấy điểm thêm nhiều sợi bạc để nuôi dạy anh em tôi lớn khôn như ngày hôm nay. Ấy thế mà, có nhiều lúc tôi còn mải chơi không nghe lời làm mẹ buồn lòng.

Trong thời gian cách ly, tôi không chỉ thành thạo việc nhà, biết cách chăm sóc các em, tôi còn có nhiều trải nghiệm thú vị khác, ban ngày tôi và Xuân Anh học online, buổi tối, tôi làm thầy giáo để hướng dẫn các em ôn bài. Tôi còn đăng kí một lóp học tiếng Anh miễn phí trên mạng với giáo viên ngưòi nước ngoài, nhờ đó mà kĩ năng phát âm của tôi đã cải thiện nhiều. Việc học tiếng Anh đối với tôi đã không còn đáng sợ như trước nữa. Rồi anh em tôi luyện nói với nhau những câu đơn giản, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian, tập hát bài hát GhenCoVy, rửa tay và rửa tay... làm cho Minh Tuyết thích thú và quên đi nỗi nhớ mẹ... Tình cảm anh em tôi thêm gắn bó, yêu quý nhau hơn. Tôi đã từng nghe ai đó nói: “Đi qua những ngày mưa ta thêm yêu những ngày nắng đẹp, đi qua những khó khăn, thử thách ta mới thấu hiểu được giá trị của sự bình yên, của tình yêu thương”. Thời gian 21 ngày chẳng phải là dài nhưng cũng đủ để tôi cảm nhận được những khoảng lặng của cuộc sống khi thiên tai, dịch bệnh ập đến, cảm nhận được tình thân, tình người vốn quý như thế nào? Yêu gia đình bao nhiêu tôi lại càng yêu quê hương bấy nhiêu và mong quê hương tôi sẽ sớm chiến thắng dịch bệnh. Và dĩ nhiên, việc cách ly tại nhà với tôi cũng không hẳn là những ngày buồn bã mà ngược lại. Tự cách ly tại nhà, thực hiện 5K, làm tốt công việc của mình... như thế, chúng tôi cũng đã chung tay phòng chống Covid - 19 rồi phải không các bạn?

Cơn gió mùa hạ vẫn tinh nghịch đùa vui trên những khóm hoa hải đường bên hiên nhà, bình minh ló rạng với những tia nắng dịu dàng và tâm trạng của con người dường như cũng háo hức và tươi vui đến lạ. Thế là, 21 ngày cách ly của bố mẹ tôi cũng đã kết thúc, rất may là tất cả các cô, chú trong khu cách ly đều có 4 lần xét nghiệm âm tính. Bố mẹ tôi trở về ngôi nhà thân yêu trong niềm mong đọi và chào đón của gia đình, người thân và xóm làng. Niềm vui đó có lẽ giống như nhũng lời thơ của tác giả Đặng Hiển: “Thế rồi cơn bão qua/ Bầu trời xanh trở lại/ Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà...”.

Hẳn là, Covid-19 chẳng làm khó quê tôi vì chúng tôi đã luôn chủ động phòng chống nó. Tôi ước mong sao Việt Nam, Bắc Ninh chúng ta sớm chiến thắng dịch bệnh, mong sao cuộc sống bình yên sớm trở lại trên miền quê Kinh Bắc văn hiến hiền hòa. Mong sao, cổng trường lại mở, chào đón lũ học trò “nhất quỷ nhì ma” chúng tôi...

Mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời của mình dù đó là kỉ niệm vui hay buồn. Với tôi, một cậu học trò lớp 8, kỉ niệm làm tôi nhớ mãi đó là những ngày bố mẹ tôi đi cách ly cũng như những ngày cả quê hương tôi phải gồng mình lên để chống lại dịch bệnh Covid -19. Và từ câu chuyện của nhà tôi, tôi mong muốn chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh này nhé!

                                                                                                                                                                                                           NGUYỄN XUÂN  KHANH
                                                                                                                                                                                                           Lớp 8A - THCS Lãng Ngâm