Trang chủ HỌC TẬP LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TẠ KIÊN - NGƯỜI ANH HÙNG TRONG LÒNG NHÂN DÂN VÀ ĐỒNG ĐỘI
16:02 | 24/06/2023

 Tấm gương chiến đấu của toàn đại đội 551 mà tiêu biểu là đồng chí Tạ Kiên, người Đại đội trưởng tài năng, đức độ với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm vô song đã trở thành sức động viên rất lớn đối với toàn Tiếu đoàn Thiên Đức trong thời điểm vượt muôn ngàn khó khăn về vũ khí và lương thực đã cạn, quân số thương vong nhiều để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

56 năm đã trôi qua, tấm gương của liệt sĩ Tạ Kiên vẫn sáng mãi trong tâm tư tình cảm của đồng đội và nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Tạ Kiên sinh năm 1927, là con thứ 8 trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. Được ảnh hưởng của phong trào địa phương, đồng chí đã sớm tham gia vào đội du kích thôn. Đầu năm 1946, Tạ Kiên được tuyến chọn vào Đội nghĩa quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của bộ đội địa phương tỉnh Bắc Ninh. Cuối năm 1947, đầu năm 1948, đại đội nghĩa quân được điều động về chủ lực Bộ Quốc phòng, Tạ Kiên được giữ lại để tham gia đơn vị mới là Đại đội 862. Đại đội này về sau phát triển thành Tiểu đoàn Thiên Đức của tỉnh Bắc Ninh. Vốn là người có ý chí, thể lực tốt và năng lực quân sự, Tạ Kiên đã được cử đi học lớp Quân chính Bách Môn khóa I. Ra trường được bổ nhiệm cán bộ tiếu đội, sau đó lên Trung đội, Đại đội phó rồi Đại đội Trưởng. Ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều trận đánh cùa đơn vị do đồng chí chi huy đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, nhân dân nức lòng.

Trong 9 năm chống Pháp, Tiểu đoàn Thiên Đức (một trong ba Tiểu đoàn địa phương quân đánh giặc nối tiếng nhất toàn quốc thời bấy giờ) đã đánh hàng 100 trận, diệt hàng ngàn tên địch, góp phần to lớn giải phóng quê hương, trong đó có phần không nhỏ của Đại đội 551 (chủ công của Tiểu đoàn) do đồng chí Tạ Kiên làm Đại đội trưởng. Dưới đây là một số trận đánh xuất sắc tiêu biểu trong hàng trăm trận đánh của người chỉ huy đầy tài năng và dũng cảm kiên cường đó.

Lịch sử của Tiếu đoàn Thiên Đức cho biết: Ngày 25/2/1949, quân Pháp dùng Binh đoàn chủ lực chia làm nhiều mũi tấn công, càn quét phía bắc tỉnh Bắc Ninh nhằm mở rộng vùng chiếm đóng. Đại đội 551 của Tiều đoàn Thiên Đức do Tạ Kiên chỉ huy đã chặn đánh địch quyết liệt ở địa phận Tiêu - Viềng (Lư - Vĩnh - Xuyên), Đại đội đã diệt, làm bị thương và bắt sống gần 100 tên, thu 1 trung liên, 1 các bin và nhiều súng trường, đạn dược... Trận đánh có sức cổ vũ lớn đối với phong trào du kích chiến tranh ớ Bắc phần, nhân dân vô cùng tin tưởng, phấn khởi ăn Tết chiến thắng.

Đại tá Trần Ọuốc Hoàn, 79 tuổi, nghỉ hưu ở xã Vạn An, huyện Yên Phong nhận xét: Năm 1948 - 1949, tôi là Trung đội Trưởng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đồng chí Tạ Kiên. Xác nhận đồng chí là một cán bộ chi huy chiến đấu rất dũng cảm, hết lòng thương yêu đồng đội, đoàn kết hiệp đồng chiến đấu rất tốt với các đơn vị bạn, có tinh thần kỷ luật cao, gương mẫu về mọi mặt, được anh em trong đơn vị rất mực yêu quý và tin tưởng... Tháng 5/ 1950, đại đội tham gia đánh địch càn ở Nội Viên (Tiên Du) thắng lợi, thu 3 trung liên, 6 tiếu liên, 24 súng trường; ta bị hy sinh 1. Đây là trận đánh càn đạt hiệu suất cao, gây được lòng tin tưởng phấn khởi trong nhân dân lúc đó đang bị địch o ép lập tề.

Ông Quang Minh, 78 tuổi, nguyên là Huyện đội Trưởng huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn năm 1954 viết: Trong quá trình chiến đấu, tôi đã từng phối hợp chiến đấu với Đại đội 551 do đồng chí Tạ Kiên chỉ huy. Tinh thần chiến đấu của đồng chí rất dũng cảm, đặc biệt là trận tiêu diệt địch ở vị trí Võ Giàng, thị xã Bắc Ninh, diệt và bắt sống hàng trăm tên địch. Trận Yên Từ - Phú Lâm, đơn vị đồng chí đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường với ba trung đoàn địch có phi pháo, xe tăng và xe lội nước bao vây suốt một ngày địch mới lọt được vào làng, khi quân ta đã bị thương vong gần hết vì thiếu đạn.

Tháng 1/1950, tại quốc lộ 18, Tạ Kiên chỉ huy đơn vị “độn thổ” phục kích đơn vị Bảo an địch đi tuần. Sau loạt trung liên phát hỏa, Tạ Kiên đã cùng đơn vị lật cỏ ngụy trang xông lên bám thắt lưng địch, dùng dao găm, mã tấu, lưỡi lê đánh địch quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ quân địch, thu toàn bộ vũ khí. Phát huy thắng lợi, sau đó Đại đội 551 tiếp tục tiêu diệt địch ở đồn Thứa, phục kích diệt địch ở Bến Gầm, Lương Tân thuộc huyện Yên Phong.

Tháng 1/1951, nhận lệnh tiêu diệt bốt Mão Điền (Thuận Thành), Tạ Kiên đã suy nghĩ rất nhiều bởi đây là một lô cốt vừa kiên cố, vừa to cao, lại khống chế cả một vùng lớn, mà trang bị vũ khí của đại đội lại quá nghèo nàn. Vậy phải đánh bằng cách nào để đạt được hiệu quả cao mà thương vong lại ít? Tạ Kiên đã cùng ban chỉ huy bàn bạc rất kỹ, phát động truyền thống quyết chiến quyết thắng của cán bộ chiến sĩ trong toàn đại đội. Tuyệt đối không ai được chủ quan khinh địch. Sau đó lập sa bàn bốt Mão Điền để toàn đại đội thảo luận bàn bạc đi đến thống nhất cách đánh là: đánh gần, dùng lựu đạn, dao găm, mã tấu, lưỡi lê... để tiêu diệt địch. Trận chiến đấu diễn ra trong đêm tối mịt mùng sau tiếng nổ dữ dội của hai quả bộc phá ghép lại làm hiệu lệnh, làm mảng lô cốt to nhất vỡ tung ra.

Toàn đại đội dưới sự chỉ huy của Tạ Kiên đã nhất tề xông lên, băng vào đồn địch và chỉ sau một giờ chiến đấu vô cùng dũng cảm, toàn bộ lực lượng địch ở bốt Mão Điền đã bị xóa sổ. Ta thu toàn bộ vũ khí của địch. Thắng lợi to lớn và rất đẹp như diễn tập.

Để phối hợp với chiến dịch Hoàng Hoa Thám, ngày 12/4/1951, Đại đội 551 cùng với Đại đội 557 đã đánh Phố Mới trên đường 18 (huyện Quế Dương); ngày 2/5/1951, Đại đội 551 lại cùng Đại đội 559 tấn công vị trí Lãng Ngâm thuộc quận lỵ Gia Lương.

Để phối hợp với chiến dịch Quang Trung, Đại đội 551 đã cùng với Đại đội 559 tiêu diệt vị trí Tam - Á (Thuận Thành), bắt tù binh, thu vũ khí và nhiều khí tài, quân trang, quân dụng. Sau đó Đại đội 551 lại tiến hành đánh phục kích địch ở Ngập Ải (Gia Lương).

Năm 1952, Đại đội 551 do Tạ Kiên chỉ huy lại lập nhiều chiến công xuất sắc, trong đó phải kể đến trận chống càn tại xã Hán Quảng (thuộc huyện Quế Võ). Địch mở chiến dịch Turco - Polo với 7 GM (tương đương 7 Trung đoàn) bộ binh cùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ, âm mưu nhằm phá vỡ vùng căn cứ du kích của huyện Tiên Du - Quế Dương - Võ Giàng. Đại đội 551 đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân xã Hán Quảng đánh địch quyết liệt, quấy rối hậu phương của chúng, phá vỡ thế vây ráp, đồng thời luồn sâu vào trong lòng địch ở thị xã Bắc Ninh, Thị Cầu, Đáp Cầu, buộc kẻ địch phải phân tán lực lượng đối phó, bỏ lỡ trận càn, không thực hiện được âm mưu phá vỡ vùng căn cứ du kích của ta.

Thiếu tá Ngô Thế Thuyết đang nghỉ hưu ở thôn Tiêu Thượng kể lại: Tôi là người cùng thôn với anh Tạ Kiên. Từ năm 1949 - 1952, tôi là liên lạc ở đại đội 862, anh Kiên đã là Trung đội Trưởng, Đại đội Phó rồi đại đội trưởng. Tất cả các trận đánh từ công đồn phá bốt đến chống càn phá tề, phục kích ở Nam, Bắc phần tỉnh Bắc Ninh như đánh bốt Lim, bốt Tiêu - Viềng, dinh tỉnh trưởng Bắc Ninh, bốt Ngậm Ải, Mão Điền, Á Lữ... tôi đều dưới sự chỉ huy của anh. Trong bất kỳ trận chiến đấu nào, anh đều rất dũng cảm, mưu trí và kiên quyết. Trận nào đi với anh tôi rất tin tưởng. Khi sống ở nhà dân, anh rất coi trọng công tác dân vận và đặc biệt rất yêu thương chiến sĩ. Kể về tấm gương chiến đấu và các mặt sinh hoạt của một cán bộ thời kỳ đó như anh Tạ Kiên thật ít có. Với trách nhiệm là một chiến sĩ liên lạc thời kỳ đó và bây giờ khi đã nghỉ hưu, tôi vẫn luôn băn khoăn là công lao, thành tích của anh chưa được nhắc đến sớm hơn. Với cương vị bây giờ là trưởng ban liên lạc tiểu đoàn Thiên Đức, huyện Tiên Sơn, tôi cùng góp thêm một vài ý kiến đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và mong anh được tặng những danh hiệu cao quý xứng đáng mặc dù anh đã hy sinh rất anh dũng năm 1953 trong trận chống càn ở Đồng Mai - Yên Từ lúc còn rất trẻ, chưa vợ con...

Ngày 28/2/1953, Đại đội 551 hành quân về Yên Từ, Trung Nghĩa (huyện Yên Phong) phối hợp cùng nhân dân địa phương chuấn bị phương án chiến đấu bảo vệ nhân dân vui đón Tết Quý Tỵ. Đúng như dự đoán, giặc Pháp đã mở màn cuộc càn lớn chưa từng có vào vùng du kích Yên Từ. Mới mờ sáng, địch đã bắn dồn dập nhiều loạt đại bác và súng cối vào làng. Trên trời từng đoàn máy bay quần thảo, bắn phá, thả bom. Dưới đất cùng với 3GM bộ binh tấn công, còn có nhiều xe tăng, xe lội nước yểm trợ, hùng hổ tiến vào làng Yên Từ và Ân Phú thuộc xã Phú Lâm theo 3 hướng: từ quốc lộ 1 vào, từ đường 16 và đường 179 lên. Trong thế bất lợi về địa hình và lực lượng quá chênh lệch, Đại đội do Tạ Kiên chỉ huy đã phối hợp cùng nhân dân, dân quân du kích chiến đấu hết sức mưu trí, kiên cường. Tôi trân trọng đề nghị các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền có hình thức khen thưởng thích đáng với liệt sĩ Tạ Kiên.

Ông Vũ Quang, 78 tuổi, nguyên là Bí thư Thị xã Bắc Ninh, về hưu ở số nhà 381 đường Ngô Gia Tự, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh viết: Năm 1952, đồng chí Tạ Kiên là đại đội trưởng, tôi là chính trị viên đại đội 551 làm chủ công của tiểu đoàn Thiên Đức. Đêm 21/2/1953, Đại đội về đóng quân tại làng Yên Từ và Yên Phú, huyện Yên Phong. Do công tác đột xuất, ban chỉ huy Đại đội chỉ còn một mình đồng chí Tạ Kiên ở lại chỉ huy đơn vị. Sáng ngày 28/2/1953, quân Pháp mở trận càn lớn vào làng Yên Từ, Yên Phú. Do lực lượng không cân sức, đồng chí Tạ Kiên đã chỉ huy đơn vị chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng. Gương chiến đấu vô cùng dũng cảm của đơn vị và đồng chí Tạ Kiên được nhân dân địa phương kính phục và quân thù khiếp sợ. Tôi trân trọng đề nghị các cấp xét truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Tạ Kiên.

Thiếu tướng Hồ Bắc, nguyên Hiệu phó Trường Sỹ quan lục quân, bạn chiến đấu của Tạ Kiên kể lại: Đồng chí Tạ Kiên là một cán bộ có đạo đức trong sáng, có quan hệ cán binh và quần chúng rất tốt. Trong chiến đấu, đồng chí rất dũng cảm, thường làm gương cho chiến sĩ, dẫn đầu đơn vị lập chiến công nên đồng chí được chiến sĩ trong đơn vị mến phục và nhân dân nơi đóng quân tin yêu.

Trung tướng Văn Cương, phó Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Sỹ quan chính trị quân sự Bộ Quốc phòng, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn Thiên Đức nhận xét: ... “Trên các cương vị, trong cuộc chiến đấu gian khổ ở vùng địch tạm chiếm, đồng chí Tạ Kiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị rất tin cậy. Tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh của đơn vị và của đồng chí đã trở thành nguồn động viên rất lớn ý chí chiến đấu của cả tiểu đoàn Thiên Đức, trong thời điểm phải vượt muôn vàn khó khăn về vũ khí và lương thực đã cạn, quân số thương vong nhiều để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Đến nay, năm mươi sáu năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu của đại đội 551 và tài năng, đức độ, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm vô song của liệt sĩ Tạ Kiên vẫn sống mãi trong tâm tưởng và tình cảm của đồng đội và nhân dân vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc...”.

Con dao găm là kỷ vật quý giá của liệt sĩ Tạ Kiên để lại mà gia đình còn giữ được, đã mang đến tặng Bảo tàng Bắc Ninh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và giữ nước của nhân dân ta cho thế hệ trẻ./.

                                                                                                                                                                                                                      TẠ LƯU